SỰ CẦN THIẾT CỦA CAMERA HÀNH TRÌNH VÀ THIẾT BỊ GSHT TRONG GIẢI QUYẾT TAI NẠN GIAO THÔNG QUY ĐỊNH TRONG THÔNG TƯ 63/2020 CỦA BỘ CÔNG AN
Ngày 19/06/2020, Bộ Công An đã ban hành Thông tư số 63/2020 quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao thông. Trong đó có một số điểm mới liên quan đến việc sử dụng dữ liệu camera hành trình và thiết bị giám sát hành trình (GSHT) như sau:
Ø Theo Điều 7, mục 5, khoản đ:
đ) Xem xét, thu thập dữ liệu điện tử qua Hệ thống giám sát giao thông của Cảnh sát giao thông; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân phối hợp cung cấp dữ liệu điện tử của thiết bị giám sát hành trình gắn trên phương tiện đi qua khu vực hiện trường hoặc hình ảnh qua camera của cơ quan, tổ chức, cá nhân xung quanh khu vực hiện trường trong khoảng thời gian xảy ra tai nạn giao thông (nếu có).
Ø Theo Điều 11, khoản 6:
6) Biên bản khám nghiệm phương tiện giao thông liên quan đến vụ tai nạn giao thông phải ghi cụ thể: Giấy tờ, đặc điểm phương tiện; mô tả các dấu vết; ghi nhận thiệt hại, hư hỏng của phương tiện, ghi nhận việc thu giữ mẫu vật, dấu vết và các thiết bị kỹ thuật (như camera hành trình, thiết bị giám sát hành trình, hộp đen, các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử khác) để phục vụ công tác giám định.
Như vậy, dữ liệu từ camera hành trình và thiết bị giám sát hành trình, có thể là từ các xe khác hoặc do cộng đồng cung cấp đều là cơ sở pháp lý để các cơ quan Công an điều tra, giải quyết khi có tai nạn giao thông xảy ra và được quy định rõ tại Điều 7, mục 5, khoản đ và Điều 11, khoản 6 của Thông tư 63/2020.
Với điều kiện đường xá đông đúc, tình hình ùn tắc phức tạp như hiện nay, việc trang bị camera hành trình được ví như mang theo một người bạn “hộ vệ” đề phòng bất trắc xảy ra, giúp cơ quan chức năng, người tham gia giao thông chứng minh được hành vi của mình có vi phạm hay không, đặc biệt trong trường hợp nhạy cảm, phức tạp có tranh luận. Lắp đặt camera hành trình không những mang lại lợi ích cho chính chủ xe mà còn mang lại ý nghĩa đối với cộng đồng và xã hội.
Trong thực tế, có rất nhiều câu chuyện xung quanh việc chia sẻ dữ liệu từ camera hành trình nhằm đem lại những thông tin hữu ích cho cộng đồng. Việc trích xuất hình ảnh từ camera hành trình, sau đó chia sẻ trên các diễn đàn giao thông nhằm mục đích cảnh báo cộng đồng, lên án những hành vi sai trái… được rất đông đảo tài xế hưởng ứng, tạo thành nét văn hóa đẹp trên không gian mạng.
Một ví dụ điển hình đó là diễn đàn OtoFun Việt Nam, nơi chia sẻ các clip, hình ảnh hữu ích cho cộng đồng. Các clip được đăng tải trong diễn đàn thì phần nhiều là những hành vi đẹp, hoặc các hành vi xấu xí được ghi lại bằng camera hành trình. Việc chia sẻ này có thể giúp nâng cao ý thức lái xe, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, cũng như góp tiếng nói phê phán những hành vi vi phạm an toàn giao thông.
Video hành động đẹp của các chú GRAP được ghi lại bằng camera hành trình VCOMSAT chia sẻ trong diễn đàn OtoFun
Cơ quan Công An đã ứng dụng lợi ích mà 2 sản phẩm camera hành trình và thiết bị giám sát hành trình mang lại trong công tác điều tra, giải quyết khi có tai nạn giao thông.
Các phương tiện truyền thông như Đài truyền hình, Đài phát thanh cũng đã sử dụng các hình ảnh từ 2 sản phẩm trên để tuyên truyền về an toàn giao thông. Từ đó, hình ảnh đẹp, hành vi không đúng mực được nhiều người biết tới, giúp thay đổi nhận thức của mỗi chúng ta về tham gia giao thông.
Hiện nay, VCOMSAT đã có các sản phẩm camera hành trình có tích hợp giám sát hành trình trên một hệ thống, phù hợp cho các dòng xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe container, đầu kéo; xe kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 quy định tại Nghị định số 10/2020/NĐ-CP và Thông tư số 12/2020/TT-BGTVT.
Toàn văn Thông tư số 63/2020/TT-BCA: Tải về
TAG: Camera hành trình, Camera hành trình ô tô, Camera hành trình trên ô tô, Camera hành trình xe tải, Camera hành trình xe buýt, Camera hành trình xe khách, Camera hành trình xe container, Camera hành trình VCS Cam-01, Camera hành trình Nghị định 10, Camera Nghị định 10, Nghị định 10, VCS CAM-01, vcs cam-01, TT12/2020/BGTVT, NĐ10/2020, Thông tư 12/202, Nghị định 10/2020.